Tôm thẻ chân trắng là một loại tôm có giá trị cao và được nhiều người dân ưa dùng hiện nay. Loại tôm này có thể coi là một đặc sản và có mặt trong nhiều nhà hàng, khách sạn.
Tôm thẻ chân trắng mang lại hiệu quả kinh tế cao
Nuôi tôm thẻ chân trắng đang là một xu hướng của nhiều bà con nông dân từ miền bắc vào miền nam tại việt nam hiện nay. Việc nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ giúp nhiều nông dân có được nguồn thu nhập cao và ổn định cho cuộc sống.
Hiện nay, một mô hình mới đang được áp dụng nhiều cho các trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng đó là mô hình nuôi tôm trong ao lót bạt.
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao lót bạt
Với khả năng chống chịu bệnh cao, kỹ thuật nuôi tôm chân trắng trong ao lót bạt đơn giản, thời gian nuôi ngắn, lại cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao nên những năm qua, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên nhiêu địa bàn tại Việt Nam.
Nhiều hộ nuôi đạt năng suất 10 tấn/ha, có hộ đạt 14 – 15 tấn/ha, cho thu lãi từ 350 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng/ha. Tuy nhiên, quá trình nuôi độc canh và nuôi tăng vụ tôm thẻ chân trắng trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp đã bộc lộ nhiều hạn chế như tôm tăng trưởng kém, dễ nhiễm bệnh, chết hàng loạt gây thiệt hại lớn cho người nuôi.
Do đó việc tích cực đưa tiến bộ kỹ thuật và ứng dụng công nghệ mới vào quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng để kiểm soát dịch bệnh, cải thiện môi trường nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao đang được các ngành chức năng hướng dẫn các hộ nuôi đầu tư.
Thi công lót đáy ao tôm
Phần đáy ao nuôi được đổ cát dày từ 0,5 – 1m thay vì 0,15 – 0,3m như cũ; lắp mái che mặt ao để kiểm soát nhiệt độ ổn định, giúp tôm tăng trưởng trong điều kiện nhiệt độ ngoài trời thay đổi; vệ sinh đáy ao theo phương pháp rút nước, cày lật và đánh đống, phơi đáy đến khi khô kiệt sau đó xử lý hóa chất, bơm cát mới và dùng chế phẩm sinh học để tiêu diệt mầm bệnh còn lại trước khi gây màu nước và xuống giống.
Ưu điểm của phương pháp này giúp phần đáy ao thoáng khí, thúc đẩy nhanh quá trình oxy hóa loại bỏ khí độc và mầm bệnh do tích tụ nhiều tạp chất từ vụ nuôi trước và ổn định nhiệt độ, tránh cho tôm bị “sốc” do thay đổi thời tiết.
Từ phương pháp nuôi mới, một số hộ dân ở miền Bắc đã đổ cát đáy ao tối thiểu dày 0,5m, lót bạt HDPE (bạt lót hồ tôm , màng chống thấm HDPE) kè bờ bằng bê tông và xây bờ cao hơn mặt đường 0,5m để hạn chế “địch hại” xâm nhập ao nuôi bạt HDPE (bạt lót hồ tôm, màng chống thấm HDPE), làm mái che kết hợp bố trí hợp lý điểm thoát nước mưa ở bờ, thoát nước mặt ở ao để ổn định nhiệt độ và ngăn nước mưa chảy xuống ao nuôi.
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng mới hiệu quả, doanh thu tốt
Ngoài ra, kỹ thuật nuôi tôm chân trắng trong ao lót bạt này còn giúp khâu thu hoạch nhanh, rút ngắn thời gian lưu bãi và vận chuyển khi đưa ra thị trường. Tại đầm nuôi lót bạt HDPE (bạt lót hồ nuôi tôm, màng chống thấm HDPE) của gia đình ông T tại Thái Bình đã áp dụng kỹ thuật nuôi tôm tầng mặt đã cho thu nhập gần 600 triệu đồng/ha, cao hơn 400 triệu đồng so với cách nuôi thông thường.
Hy vọng với kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng mới này sẽ giúp nhiều bà con hộ nông dân có phương pháp nuôi tôm hiệu quả và tăng năng suất hơn nữa
Xem thêm : Cách làm hồ nuôi cá đơn giản
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét